Hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 2020 “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”

Hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 2020
“Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”
thcs thuan hoa htsd 2020
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Khái niệm “học tập suốt đời” và “xây dựng xã hội học tập” thật ra đã có mầm mống được sử dụng ở nước ta từ lâu. Có thể nói những năm tháng sau Cách mạng Tháng Tám ở nước ta đã hình thành một xã hội học tập. Song song với việc xóa mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáo dục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớn tuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động. Khắp nơi trên đất nước hàng loạt các trường phổ thông, các trường bổ túc công nông, bổ túc văn hóa, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành cho mọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có được. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước ta ngày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong số họ hầu hết đều qua con đường học tập chính quy hoặc không chính quy đã trưởng thành và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thành những cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực.
Học tập suốt đời được Đảng ta đề ra trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX là: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời” nghĩa là phải xây dựng một xã hội học tập để thực hiện giáo dục suốt đời. Đây là phương hướng chung của giáo dục trong tương lai, với ý nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học thành quá trình tự nâng cao trí tuệ và khả năng thực hành, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có sự đóng góp xứng đáng và hưởng thụ thỏa đáng của những thành viên có trí tuệ tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình phát triển chung của xã hội.
Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cáo chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, ấp, khóm, xã, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố và cả nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đưa đất nước sớm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Thông qua xã hội học tập và học tập suốt đời là cơ hội giảm đi số người thất nghiệp và tạo cơ hội có thêm công ăn, việc làm cho nhiều người khác. Nâng cao dân trí, đào tào nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc. Xã hội học tập đảm bảo quyền được học của mọi thành viên trong xã hội.
Trong môi trường hiện đại, bất kể cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia, tất cả đều phải bắt đầu và kết thúc với việc học tập, bởi vì sự phát triển thông qua quá trình học tập liên tục chính là chìa khóa của mọi sự thành công. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để trở thành người công dân tốt.
Được kế thừa tinh thần hiếu học của dân tộc và xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội, của công việc mọi người phải luôn cố gắng không ngừng học tập và đã đạt được một số kiến thức khá vững vàng, đủ khả năng hoàn thành tốt công việc. Phải luôn nhận thức rõ “ Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”, từ đó không bao giờ cảm thấy tự mãn, mà luôn xác định rằng bản thân phải luôn học hỏi nhiều hơn nữa,
“Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”.
“Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất”.
“ Tự học là một cách xây dựng xã hội học tập”
“ Phát triển thói quen đọc để trở thành người học suốt đời”
“Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học Nhân dân”.
“Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”,
Học để nâng cao trình độ bản thân và đáp ứng được tốt hơn nữa yêu cầu công việc, cuộc sống trong thời kỳ mới.
Thời kỳ mới ở đây chính là thời của nền công nghệ 4.0 với xu hướng là ứng dụng Chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, kể cả việc học tập.
Chuyển đổi số (Tiếng Anh: Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Công nghệ kỹ thuật số ngày nay cho phép mọi người  truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi, chúng đóng vai trò then chốt trong việc giúp giáo viên đảm nhận vai trò của họ một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số còn cung cấp nhiều cơ hội quý giá cho giáo viên phục vụ tốt việc giảng dạy, trong đó có đáng kể đến việc dạy học trực tuyến….
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, của mạng Internet…. việc học tập của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, học ở mọi lúc mọi nơi nhưng đòi hỏi chúng ta phải phát triển khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức thông qua việc đọc sách báo, qua các trang bài, qua các công cụ và phần mềm hỗ trợ…kể cả việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc dạy học (trí tuệ nhân tạo hay AI (tiếng Anh: Artificial Intelligence), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên được con người thể hiện. Thông thường, thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tính) bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người liên kết với tâm trí con người, như “học tập” và “giải quyết vấn đề”).
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được dùng điện thoại di động và các thiết bị khác trong giờ học. Quy định có hiệu lực từ ngày 1-11-2020 này đã tạo thêm điều kiện cho công tác chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra nhanh hơn, góp phần thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong nhân dân.
94639735_1332039113661498_4657489765875056640_o
Xin được sửa câu Ngạn ngữ Nga ở trên thành “Rể của sự học không còn đắng, quả của sự học sẽ luôn ngọt ngào”.
Bài, ảnh: Su Phiếp.

2 thoughts on “Hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 2020 “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”

Đã khóa bình luận